Người ở nhà trọ tại TP.HCM ngày nắng nóng: Ai tặng máy lạnh cũng không dám xài vì…
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.Sao Việt diện sơ mi trắng với kiểu gài nút lệch, mix chân váy thành đầm suông
Hiện tại, tình trạng nắng nóng kéo dài dẫn đến khô hạn và thiếu nước tưới vẫn là mối đe dọa với người dân Tây nguyên. Điều này khiến nhiều diện tích trồng cà phê bị chết khô và rụng trái non, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Trong khi đó, vẫn còn khoảng một tháng nữa mới bắt đầu vào mùa mưa ở khu vực này.
Nghịch lý Chelsea: Hài lòng với 'hàng bèo'!
Không tấp nập, ồn ã như ngày thường, TP.HCM sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 vắng vẻ, yên tĩnh lạ kỳ. Từ sáng sớm, nhiều tuyến đường trung tâm như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Ba Tháng Hai thoáng đãng và tĩnh lặng. Không còn cảnh chen chúc của dòng xe cộ, không còn tiếng còi xe. Thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng phủ lên phố phường, tạo nên một khung cảnh yên bình, đầy chất thơ.Một số người tranh thủ tận hưởng không gian hiếm có này thong dong đạp xe, tản bộ trên vỉa hè, hít hà bầu không khí trong lành. Các điểm du xuân nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng lác đác người qua lại, không còn cảnh chen chúc như những ngày cuối năm.Trái ngược với sự yên ắng trên phố, các ngôi chùa trong thành phố lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3) để dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thuận lợi.Tại chùa Vĩnh Nghiêm, từng dòng người xếp hàng ngay ngắn, tay cầm nhang đèn, hoa cúc vàng, thành kính dâng lên những lời nguyện cầu. Không gian chùa trầm mặc, lấp lánh ánh nến, hòa cùng hương trầm thoang thoảng tạo nên một không khí thiêng liêng đặc trưng của ngày đầu năm.Bên cạnh việc thắp hương, nhiều người còn xin quẻ đầu năm, nghe những lời giảng dạy từ các sư thầy để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.Ngày đầu năm mới, TP.HCM mang hai sắc thái đối lập nhưng hòa quyện một cách hài hòa: sự tĩnh lặng trên các con đường và sự nhộn nhịp, trang nghiêm tại các ngôi chùa. Sự vắng vẻ của phố phường không mang vẻ đìu hiu, mà là dấu hiệu của sự đoàn viên, khi mọi người quây quần bên gia đình hoặc tìm đến chùa để gửi gắm niềm tin vào một năm mới tốt đẹp.
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị.
Phản ứng của Barcelona khi M.U cần có ‘hợp đồng bom tấn’ Frenkie de Jong
Ngày 11.2, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư số 29) tại địa phương. Theo ông Hiệp, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục (trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, trường PT có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố) triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29; tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thông tư số 29 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các đơn vị lưu ý việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo quy định tại khoản 01, Điều 5, Thông tư số 29. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/giáo dục năm học 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện; kịp thời thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm, nghĩa vụ thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo tình hình thực hiện về sở trước ngày 14.2.